Tương quan Bát_Kỳ

Việc quản lý các Ngưu lục trong Kỳ

Theo Biên chế cơ bản của Bát kỳ, mỗi Kỳ được cấu tạo từ Tá lĩnh < Tham lĩnh < Kỳ. Về phương diện khác, Bát kỳ còn được xem là "tài sản riêng" của Hoàng tộc, vì vậy mỗi Kỳ đều có các "Chủ nhân" là các tông thất vương công. Các chủ nhân này đều xuất thân hoàng thất, và bắt buộc đều phải thuộc diện “Nhập bát phân công”, gồm 6 tước bậc là Thân vương, Quận vương, Bối lặc, Bối tử, Trấn Quốc côngPhụ Quốc công. Như trong một Kỳ, một Thân vương sở hữu 10 Ngưu lục, một Quận vương sở hữu 5 Ngưu lục, một Bối lặc sở hữu 3 Ngưu lục và một Trấn quốc công sở hữu 2 Ngưu lục, vậy thì 4 người trên đều là "Lĩnh chủ" (领主) của Kỳ đó, Thân vương sở hữu nhiều nhất thì trở thành Lĩnh chủ lớn nhất, tức Kỳ chủ (旗主).

Khác với chế độ phong Vương phân đất trong những thời kỳ trước, tông thất vương công thời Thanh không có đất phong như thời Hán. Thay vào đó, họ có quyền quản lý các "Ngưu lục", trở thành "Chủ nhân" của tất cả những người thuộc biên chế của Ngưu lục đó. Đầu thời nhà Thanh, thế lực của các Kỳ chủ rất lớn cũng bởi chế độ này, họ có toàn quyền khống chế Kỳ mình nắm giữ, thậm chí như Đa Nhĩ Cổn nắm giữ thế lực hai Bạch kỳ tương đương với Hoàng Đế nắm giữ hai Hoàng kỳ. Đây cũng là lý do khiến các Hoàng Đế nhà Thanh về sau tận lực thu hồi quyền khống chế Kỳ từ tay các Kỳ chủ.

Chế độ phân phong và Kỳ phân của Tông thất

Chế độ Bát Kỳ về thực chất là quan hệ "chủ - bộc" trực tiếp của Kỳ chủ - Lĩnh chủ (những chủ nhân của Ngưu lục) và những người thuộc Kỳ (chịu sự quản lý của Ngưu lục). Trong Bát Kỳ, chủ nhân của Thượng tam kỳ là Hoàng Đế, cũng đồng nghĩa với việc tất cả Ngưu lục của Thượng tam kỳ đều thuộc về Hoàng Đế. Vì vậy trong Thượng tam kỳ không có Nhập bát phân công. Ngược lại, các Ngưu lục trong Hạ ngũ kỳ sẽ do các Nhập bát phân công làm chủ.

Khi một vị Nhập bát phân công được phong tước, ông ta sẽ được [Nhập kỳ; 入旗], tức là phân ra Hạ ngũ kỳ. Như một Hoàng tử A khi được phong tước Thân vương, được xét đến Chính Lam kỳ làm “Lĩnh chủ”, thì sau đó sẽ được phân Ngưu lục trong Chính Lam kỳ, sau khi nhập kỳ thì hậu duệ về sau đều mang Kỳ tịch này. Đây chính là nguyên nhân từ thời Thuận Trị về sau, tông thất đều là người của Hạ ngũ kỳ, hậu duệ đều mang Kỳ tịch của Hạ ngũ kỳ.

12 vị Thiết mạo tử vương đời Thanh đều ở Hạ ngũ kỳ:

Việc một Tông thất được phân vào Kỳ nào đều do Hoàng Đế quyết định. Trình tự việc này thường là, khi một Hoàng tử được phong Vương, Tông Nhân phủ sẽ đệ trình báo cáo, xem trong Hạ ngũ kỳ, Kỳ nào có số lượng Ngưu lục tương đối nhiều, thích hợp phân phong, rồi Hoàng đế sẽ dựa vào báo cáo đó quyết định Hoàng tử ấy sẽ nhập Kỳ nào. Khi vị Hoàng tử Vương này nhập Kỳ, chính mình sẽ là người của Kỳ ấy, con cháu về sau cũng đều mang Kỳ tịch này vĩnh viễn.

Một ví dụ cho việc này là Đạo Quang Đế phân cho hai người em là Miên Khải, Miên Hân nhập kỳ. Chỉ dụ nói rõ: [Đôn Thân vương Miên Khải, ở Tương Bạch kỳ. Thụy Thân vương Miên Hân, ở Tương Hồng kỳ]. Thẳng đến cuối đời Thanh, Đôn vương phủ vẫn là “Tả dực cận chi Đệ nhất tộc Tương Bạch kỳ nhân”, còn Thụy vương phủ vẫn là “Hữu dực cận chi đệ nhất tộc Tương Hồng kỳ nhân”.

Việc người Bát kỳ xưng "Nô tài"

Một trong những điểm khác biệt giữa nhà Thanh và các triều đại khác là vấn đề xưng hô "Nô tài". Nhiều người cho rằng, xưng hô này thể hiện sự hèn mọn hoặc xuất thân thấp của người nói, tuy nhiên điều này lại không phù hợp với quan điểm của nhà Thanh. Chế độ Bát kỳ là một chế độ cấu thành rất phức tạp, căn cứ theo tập quán trước lúc nhập quan, bên trong giai cấp cấu thành vốn có quan hệ cấp trên - cấp dưới trực tiếp. Trước mặt "Cấp trên" thì "cấp dưới" đều tự xưng “Nô tài”. Nhưng mà, cũng không phải nói là lúc nào cũng phải xưng “Nô tài”. Xét tổng thể, trong tấu chương của người Bát kỳ thời Thanh, có 2 loại tự xưng:

  • “Thần” (臣), Mãn văn là “Amban”
  • “Nô tài” (奴才), Mãn văn là “Aha”

Hai cái này đối ứng một cách nghiêm khác, nếu bản tiếng Hán là “Nô tài” thì bản tiếng Mẫn buộc phải là “Aha”. Nhưng lúc nào sử dụng “Thần”, lúc nào sử dụng “Nô tài”, ngoài bởi vì điều kiện sử dụng mà còn bởi vì thời kỳ khác nhau mà có sự khác nhau. Vấn đề này có thể tương đối chia làm 5 thời kỳ.

1. Thời kỳ không biết xưng như thế nào (trước khi nhập quan)

Bởi vì tư liệu trước nhập quan quá phức tạp, hơn nữa còn là tư liệu dịch qua tay nhiều người[note 19], vì vậy thời kỳ quan ngoại, Mãn - Hán thần xưng như thế nào rất khó để chắc chắn. Tuy nhiên, bất kể như thế nào thì thời kỳ này việc xưng hô tương đối tùy ý, đặc biệt là đối với Hán thần[note 20].

Đầu tiên nói về Hán thần. Căn cứ theo hồ sơ trước khi nhập quan, xưng "Thần" tương đối thường thấy, thậm chí còn xưng "Ngã" (ta, tôi), đặc biệt là vào thời Hoàng Thái Cực, việc xưng hô cực kì loạn.

Mặt khác, xưng hô của Kỳ nhân cũng phức tạp không kém. Trước khi nhập quan, Hoàng Đế vẫn chưa có thân phận "Bát kỳ cộng chủ", vì vậy việc Kỳ nhân xưng "Thần" (amban) hay "Nô tài" (aha) đương nhiên cũng sẽ khác với sau này. Thời kỳ này, tình trạng xưng Nô tài với Kỳ chủ của mình và xưng Thần với Kỳ chủ khác tương đối phổ biến. Tuy nhiên, tình huống người thuộc Hoàng kỳ (do đích thân Đại Hãn thống lĩnh) lại xưng "Thần" với Hãn vương thực sự cũng từng có. Nói một cách dễ hiểu, Nô tài là xưng hô để thể hiện là "cấp dưới trực tiếp", thể hiện sự thân cận đối với cấp trên. Người Bát kỳ sẽ xưng "Nô tài" với cấp trên trực tiếp của mình và xưng "Thần" với những cấp trên khác.

2. Thời kỳ dần hình thành thông lệ (thời Thuận TrịKhang Hi)

Sau khi nhập quan, các chế độ của nhà Thanh từng bước được thành lập, trong vấn đề Thần tử tự xưng tuy chưa có quy định chính thức nhưng cũng đã bắt đầu hình thành thông lệ.

Lệ của Hán nhân tương đối loạn, giai đoạn này chủ yếu xưng "Thần" , nhưng cũng có ngoại lệ chính là quan Võ. Theo những hồ sơ về Hán thần trước mắt về thời Thuận Trị và Khang Hi, trong tấu chiết của quan Võ thì hơn một nửa là xưng "Nô tài". Lệ này có lẽ bắt đầu hình thành trong giai đoạn này, về sau Càn Long Đế cũng từng dẫn ra.

Còn lại những người Bát kỳ khác, vẫn không hề có một quy chuẩn cụ thể nào, việc xưng hô thời kỳ này vẫn cực kỳ hỗn loạn. Có một ví dụ như này, lúc Ung Chính vẫn còn là Ung Thân vương, từng gửi cho Niên Canh Nghiêu một bức thư, trong đó có đoạn sau: "Huống tại Triều đình xưng quân thần, tại bản môn xưng chủ bộc, vì từ Thân vương, Quận vương, Bối lặc, Bối tử đến Công ai cũng xưng Chủ tử, nô tài, đã thành thông hành thường lệ"[note 21].

Có thể thấy được vào thời kỳ này, khác nhau giữa "Bản chủ" (Kỳ chủ của mình) và "Cộng chủ" (Chủ nhân chung, tức Hoàng Đế) vẫn tương đối rõ ràng, vì vậy xưng hô đối với Bản chủ và đối với Hoàng Đế vẫn khác nhau. Từ hồ sơ trước mắt mà những nhà nghiên cứu như Từ Quảng Nguyên, Quất Huyền Nhã tra được thì thời Thuận TrịKhang Hi chỉ hình thành nên khuynh hướng về thông lệ này.

3. Lệ cũ bị phá vỡ (thời Ung Chính)

Năm Ung Chính nguyên niên (1723), Ung Chính Đế hạ một đạo thượng dụ "Phàm là tấu chương xưng Thần, xưng Nô tài, đều là từ của hạ thần, không nên viết khác nhau. Từ nay về sau liền dùng một chữ Thần để viết"[note 22]. Nguyên do tại sao lại xuất hiện đạo dụ này thì đến nay vẫn không rõ. Nhà sử học Dịch Trung Thiên (易中天) cho rằng Ung Chính đế muốn xây dựng một loại "Quan hệ Quân thần lý tưởng hóa". Nhưng đây chỉ có thể dùng để tham khảo.

Bất kể như thế nào, đạo chỉ dụ này của Ung Chính đã phá vỡ thói quen thông lệ đang dần hình thành thời Thuận - Khang, dần dần hình thành thói quen mới. Hán thần từ trước hầu hết đều xưng Thần. Còn về Mãn thần, trên thực tế, trong các tấu chiết thời Ung Chính vẫn xuất hiện Mãn thần xưng Nô tài, phần lớn là tấu chiết thỉnh an và tấu chiết của quan viên Nội vụ phủ[note 23].

4. Thời kỳ nhắc lại lệ cũ và hình thành chế độ (thời Càn Long)

Sau khi Ung Chính qua đời, Càn Long Đế kế vị, dần dần khôi phục sự khác nhau trong việc xưng hô của thần tử. Năm Càn Long thứ 23 (1758), tháng 2, Càn Long Đế dụ: "Mãn Châu đại thần tấu sự, xưng Thần, xưng Nô tài, tự dạng bất nhất. Truyền dụ tư nay về sau, ban hành công sự triệp tấu, xưng Thần. Thỉnh an, tạ ân, tầm thường triệp tấu, nhưng xưng Nô tài. Để bảo tồn thể chế cũ của Mãn Châu"[note 24].

Năm thứ 38 (1773), Càn Long Đế dụ: "(Công chiết của Hán thần và Mãn thần) Võ quan dù quan đến Đề đốc cũng đều xưng Nô tài, đây là định lệ từ trước tới nay"[note 25].

Từ đây, cách xưng hô "Thần" và "Nô tài" chính thức hình thành định lệ.

  • Mãn thần: Việc công xưng Thần, việc tư xưng Nô tài.
  • Hán thần: tất cả đều xưng Thần
  • Quan võ: tất cả đều xưng Nô tài

Chế độ này được thực hiện đến thời Vãn Thanh. Mặc dù trên thực tế cũng có vài ngoại lệ

5. Thời kỳ "Hoa nhất" cuối thời Thanh

Thời kỳ "Hoa nhất" thực sự không dài. Vốn là từ thời Quang Tự đã có người đề nghị nhưng không thành. Về sau, năm Tuyên Thống thứ 2 (1910), Phổ Nghi dụ Nội các: "Trong lúc chuẩn bị Lập hiến, là lúc thích hợp gạt bỏ thành kiến, làm phai đi sự khác nhau. Từ nay về sau, trong ngoài Mãn Hán Văn Võ chư thần dâng tấu tất thảy đều xưng Thần, từ đây tạo ra một Đại Đồng"[note 26].

Mặc dù nhìn trên bối cảnh của nhà Thanh thời bấy giờ, đạo dụ chỉ này đã không còn tác dụng thực tế.

Nhìn chung, bởi sự phức tạp của chế độ Bát kỳ, cộng thêm sự khác biệt văn hóa vốn có giữa người Mãn Châu (dân tộc thiểu số nhưng nắm quyền thống trị) và người Hán (dân tộc chiếm số đông nhưng lại là tầng lớp bị cai trị), dẫn đến việc xưng hô này cũng như những vấn đề khác trong xã hội, đều rất phức tạp, trải qua nhiều sự thay đổi. Dù đã có nhiều dụ chỉ về việc xưng hô của Hán thần, tuy nhiên việc Hán thần xưng Nô tài rất nhiều.

Đối với Mãn thần những lúc vốn phải xưng "Nô tài" mà lại đi xưng "Thần" thì chính là "Thượng dụ Toàn quốc thông cáo phê bình" (Ban bố thông báo phê bình toàn quốc, loại phê bình này đến cuối thời Quang Tự vẫn còn). Cách chức điều tra, vĩnh viễn không được bổ nhiệm nữa, đày đi sung quân,.... Đây được xem là tội lớn đối với người Bát kỳ. Nhưng ngược lại đối với Hán thần, cho dù là trước hay sau khi có định chế, việc xưng hô sai cũng thường đều được bỏ quan, thể hiện sự rộng rãi của Hoàng Đế đối với người Hán[89].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bát_Kỳ http://jds.cass.cn/UploadFiles/zyqk/2011/10/201110... http://blog.sina.com.cn/s/blog_4c26e27b0101flae.ht... http://blog.sina.com.cn/s/blog_4c26e27b0102x1ez.ht... http://www.iqh.net.cn/info.asp?column_id=3974 http://www.iqh.net.cn/manage/uploadfiles/2008222/2... http://www.qinghistory.cn/qsyj/ztyj/ztyjzz/2009-11... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/181028 http://book.douban.com/subject/1024528/ http://books.google.com/books/about/The_Manchu_Way... http://m.wrlwx.com/Txt/XiaoShuo-159257.html